Hotline: 0917 309 859
Bạn đang có 0 sản phẩm Xem giỏ hàng

Thiếu Canxi Nguy Hiểm Đến Nhường Nào?

 

Thiếu canxi là vấn đề có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là một hiện tượng tạm thời, nhưng nếu để kéo dài, mãn tính sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Một số tình trạng sau có thể xảy ra khi cơ thể thiếu canxi:
 
Loãng xương
Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương.Canxi giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì, giúp duy trì bộ xương chắc khỏe.Trong trường hợp lượng canxi giảm, cơ thể sẽ rút khoáng chất này từ xương làm cho xương dễ gãy hơn, dễ bị chấn thương. Ngoài ra, nguy cơ loãng xương (một tình trạng giảm mật độ xương) và loãng xương tăng lên. Nhiều người đánh giá thấp sự nguy hiểm này, trong khi đó, loãng xương góp phần gây đau đớn, ảnh hưởng đến các vấn đề về tư thế, thậm chí gây tàn tật.
 
Rối loạn nhịp tim
Các ion canxi chịu trách nhiệm cho sự co bóp của cơ bắp, bao gồm cả cơ tim và cung cấp các xung điện cho hệ thống dẫn truyền của tim. Sự thiếu hụt canxi gây ra các rối loạn được biểu hiện như nhịp tim chậm, giảm co bóp cơ tim, rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.
 
Tăng huyết áp
Canxi đóng vai trò trung gian trong việc co thắt và thư giãn các mạch máu, giúp chống lại tăng huyết áp. Sự phát triển của tăng huyết áp là hậu quả thường xuyên của việc thiếu khoáng chất này trong cơ thể. Tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
 
Béo phì
Não của chúng ta rất nhạy cảm với sự thay đổi của canxi. Khi thiếu khoáng chất này, nó bắt đầu tạo ra các tín hiệu khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn để bổ sung lượng dự trữ vi chất dinh dưỡng. Cùng với điều này, các quá trình tiêu cực có thể xảy ra trong cơ thể: Tăng cân, tăng nồng độ cholesterol trong máu, sự phát triển của rối loạn chuyển hóa… dẫn tới béo phì.
 
Sâu răng
Canxi là một thành phần chính của răng và xương, do đó thiếu canxi thường dẫn đến sâu răng hoặc gãy răng.
 
Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu canxi
1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta, chúng chiếm từ 1,5 - 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể. Nguyên tố này tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,…

 

Thiếu canxi nguy hiểm đến nhường nào?

 

 

Nhờ canxi mà xương khớp phát triển tốt, nếu muốn sở hữu bộ xương chắc khỏe, chiều cao đáng mơ ước thì bạn cần bổ sung nguyên tố này cho cơ thể. Không chỉ đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan vận động, chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Không thể phủ nhận rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.
 
Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân lượng canxi vừa đủ để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan.
 
2. Nguyên nhân gây hiện tượng thiếu canxi
Một trong những vấn đề được nhiều bạn quan tâm đó là nguyên nhân nào khiến cơ thể không hấp thu đủ lượng canxi cần thiết? Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

 

Thiếu canxi nguy hiểm đến nhường nào?

 

 

Trong đó, lý do chính đó là người dân ăn uống không đầy đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 - 60% yêu cầu. Bởi vì người dân vẫn còn hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia mà người dân vẫn có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi.
 
Đây là tình trạng đáng báo động và mỗi người cần chủ động tăng cường chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định của cơ thể nhé!
 
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn đối mặt với vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, có thể là do nội tiết tố không ổn định hoặc chúng ta quá lười rèn luyện thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể rất kém.
 
3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng
Thực sự, chúng ta không thể coi thường, chủ quan trước hiện tượng này. Ngay từ bây giờ, bạn nên nắm được kiến thức cơ bản, những dấu hiệu thường gặp khi cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt canxi.
 
3.1. Các dấu hiệu liên quan đến xương khớp, răng và móng tay
Như đã phân tích ở trên, canxi quyết định không nhỏ tới sự phát triển của xương, nếu bị thiếu canxi, bệnh nhân sẽ đối mặt với một số hiện tượng như chuột rút, thường xuyên bị đau ở bắp đùi, nách hoặc là cánh tay,… Chính vì thế mọi vận động của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí, nếu phải giữ nguyên một tư thế quá lâu, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, lưng hoặc vai gáy.

 

Thiếu canxi nguy hiểm đến nhường nào?

 

 

Đối với người cao tuổi, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, họ có thể đối mặt với vấn đề loãng xương, thoái hóa các đốt sống,… Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của chúng ta.
 
Bên cạnh đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, thay vì sở hữu hàm răng trắng bóng, bạn tự ti hơn nhiều khi răng trở nên vàng hơn. Đặc biệt, các móng tay, móng chân dần trở nên yếu đi, giòn và cực kỳ dễ gãy. Nếu gặp những biểu hiện kể trên, bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe nhé!
 
3.2. Các dấu hiệu liên quan tới hệ thần kinh
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu, chúng ta có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao. Bình thường, canxi sẽ phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Một khi canxi bị thiếu hụt, vấn đề này trở nên khó kiểm soát và cân bằng hơn rất nhiều.

 

Thiếu canxi nguy hiểm đến nhường nào?

 

 

Rất nhiều bệnh nhân phản ánh rằng họ bị mất ngủ liên tục, chất lượng giấc ngủ rất kém. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức khỏe để bắt đầu một ngày mới và làm việc.
 
Nhìn chung, khi cơ thể không được cung cấp lượng canxi cần thiết, mọi hoạt động cơ thể đều bị ảnh hưởng và trở nên kém hiệu quả hơn. Tốt nhất, bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe để điều trị kịp thời.
 
4. Nên làm gì để hạn nguy cơ thiếu canxi?
Chắc hẳn từ những thông tin trên, chúng ta cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, mọi người nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm chức năng.
 
Trong đó, bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng.
 
Bên cạnh đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi, chúng ta hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao. Điều đó vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Người viết : admin